 |
BÀI VIẾT |
|
Nguyễn Á với “Hầu đồng Việt Nam” - 13-01-2018 |
Nguyễn Á với “Hầu đồng Việt Nam”
“Hầu đồng Việt Nam” là tên của Triển lãm ảnh, đồng thời cũng là tựa đề của cuốn sách ảnh độc đáo do NSNA Nguyễn Á dày công thực hiện trong 2 năm vừa qua. Sự kiện này vừa được khai mạc chiều nay (6/1/2018) tại Nhà Thông tin - Triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội nhân kỷ niệm 1 năm những thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại.
 |
Toàn cảnh buổi lễ Khai mạc và ra mắt sách ảnh "Hầu đồng Việt Nam" |
Tham dự sự kiện có các lãnh đạo đại diện các đơn vị quản lý, các nhà nghiên cứu về văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc, báo giới, công chúng yêu nhiếp ảnh Thủ đô và đặc biệt là đông đảo các nghệ nhân dân gian, các thanh đồng, đệ tử - những người đang trực tiếp sinh hoạt và thực hành tín ngưỡng hầu đồng, hầu bóng tại nhiều tỉnh/thành khu vực phía Bắc cùng tới tham dự.
 |
Các đại biểu, khách mời tham dự triển lãm chăm chú theo dõi phần chia sẻ trước phần trình diễn hầu đồng của một Nghệ nhân dân gian tại buổi lễ |
Nguyễn Á từ lâu đã được biết đến như một NSNA trẻ, tài năng, luôn dấn thân, nỗ lực hết mình cho lao động nghệ thuật.
 |
NSNA Nguyễn Á chia sẻ và giao lưu với khán giả tham dự triển lãm |
Với những triển lãm cá nhân và các dự án sách ảnh hết sức quy mô từ: Họ đã sống như thế, Tâm và Tài - Họ là ai?, Nickvujicic và những ngày ở Việt Nam, Hoàng Sa - Trường Sa, biển đảo Việt Nam, Đờn ca Tài tử - Lời tự tình của dân tộc, quê hương và 11 Di sản Văn hóa phi vật thể Việt Nam được UNESCO vinh danh… đã được Nguyễn Á lăn xả thực hiện và đều ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng người đọc, người yêu ảnh, thì nay, thêm một đề tài “gai góc” nữa về văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh được Nguyễn Á chuyên chở một phần trong các tác phẩm trưng bày triển lãm và đặc biệt tỉ mỉ trong hơn 400 trang sách ngồn ngộn thông tin…
 |
Các đại biểu tham dự nghi lễ cắt băng khai mạc Triển lãm |
 |
Triển lãm nhận được sự quan tâm của công chúng và báo giới |
Nhận xét về triển lãm và sự kiện ra mắt sách ảnh lần này của Nguyễn Á, NSNA Vũ Quốc Khánh - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã chia sẻ: “Đây là bộ sưu tập ảnh lớn mà nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Á thực hiện, được áp dụng phương thức báo chí nghệ thuật, một thế mạnh của Nguyễn Á. Chính từ thể loại phóng sự ảnh, nhiều câu chuyện về tín ngưỡng hầu đồng đã được Nguyễn Á kể lại bằng hình ảnh sinh động mà chi tiết, giúp độc giả, người xem có cảm nhận một cách khá trọn vẹn các hoạt động cấu thành lễ hội tâm linh của người Việt. Để qua đó, bạn đọc hiểu kỹ hơn, đúng hơn một hoạt động tín ngưỡng, tâm linh dân gian đã có từ bao đời nay...”.
 |
Phút nhập đồng trong màn trình diễn của một Nghệ nhân Dân gian tại buổi lễ |
Điểm nhấn thú vị tại buổi lễ hôm nay còn là màn trình diễn trang phục đầy màu sắc của các nghệ nhân dân gian, các đồng thầy, đồng cô, thanh đồng thuộc một số tỉnh/ thành phía Bắc do NSNA Nguyễn Á trực tiếp mời với sự phối hợp của Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa tín ngưỡng dân gian Việt Nam biểu diễn ngay trên phố đi bộ Tràng Tiền, Hà Nội. Phần trình diễn này đã thu hút sự quan tâm, thích thú của đông đảo du khách...
 |
Phần trình diễn đầy màu sắc là điểm nhấn thú vị tại triển lãm lần này của NSNA Nguyễn Á |
 |
Y phục đẹp mắt của một trong những giá đồng do các nghệ nhân trình diễn tại sự kiện |
Sự thăng hoa của hoạt động hầu đồng, hầu bóng phục thuộc rất nhiều vào yếu tố chuẩn bị các y phục - bởi theo Nhà Nghiên cứu Phạm Tứ - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa tín ngưỡng Việt Nam thì phục trang không chỉ là hình thức biểu diễn bên ngoài mà trong nghi lễ hầu đồng, y phục các giá còn là nơi các Chư Thánh giá ngự, hiển linh. Chính bởi vậy, việc chuẩn bị y phục với các chi tiết phục trang, đồ trang sức, phụ kiện… đi kèm với các buổi thực hành nghi lễ là vô cùng cầu kỳ và luôn được đầu tư hết sức công phu, đẹp mắt.
 |
Phần trình diễn trang phục hết sức sôi động của một giá đồng khác trong sự kiện |
Với sự xuất hiện lộng lẫy, đầy màu sắc của các nghệ nhân, sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho những thông tin giới thiệu chi tiết về ý nghĩa, đặc điểm của từng bộ y phục được trình diễn tại sự kiện cũng đã tạo ra sự khác biệt khó lặp lại của buổi triển lãm. Đó cũng như là lời tri ân, một món quà tặng nho nhỏ mà tác giả - NSNA Nguyễn Á cố gắng tổ chức để đem tặng đến công chúng yêu nhiếp ảnh khi tham dự triển lãm lần này của anh tại Thủ đô Hà Nội.
 |
NSNA Nguyễn Á tặng sách và cảm ơn các nghệ nhân, đồng thầy, thanh đồng sau màn trình diễn y phục đầy hấp dẫn |
Triển lãm sẽ diễn ra trong 03 ngày, từ 6-8/1 (thứ Sáu đến Chủ nhật) tại Nhà Thông tin - Triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội. Vào cửa tự do./.
Tin, ảnh: Hoàng Trang
|
|
|
Khai mạc triển lãm sách ảnh Hầu đồng Việt Nam của nghệ sỹ nhiếp ảnh Nguyễn Á (13-01-2018) |
|
Khai mạc triển lãm sách ảnh Hầu đồng Việt Nam của nghệ sỹ nhiếp ảnh Nguyễn Á
(CAO) Ngày 6-1-2018, lễ khai mạc triển lãm và ra mắt sách ảnh Hầu đồng Việt Nam của nghệ sỹ nhiếp ảnh (NSNA) Nguyễn Á, diễn ra tại nhà thông tin triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội.
Tới dự buổi lễ có bà Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ VH-TT và Du Lịch; ông Dương Trung Quốc, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội khoa học lịch sử Việt Nam; đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương; Hội di sản văn hóa Việt Nam; sở VH-TT&DL Hà Nội cùng các nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân dân gian, thủ nhang, đồng thầy, cung văn, hầu dâng…, những người đã kiên trì bảo tồn, lưu giữ những giá trị truyền thống độc đáo của dân tộc.
Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm sách, ảnh
NSNA Nguyễn Á (SN 1968) là người con của đất phương Nam nhưng anh lại bén duyên với nền văn hóa nghệ thuật Hầu đồng phía Bắc “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ”. Cùng với chiếc xe máy và hành trình hơn 2 năm, Nguyễn Á với nhiều chuyến đi dọc theo chiều dài của Tổ quốc để thực hiện dự án. Mỗi bức ảnh chụp được, anh đều cẩn thận ghi lại một cách chi tiết thời gian địa điểm, nhân vật, giá trị của các di tích đều được anh ghi lại và xây dựng thành những câu chuyện kể hấp dẫn khiến người xem bị lôi cuốn.
Nguyễn Á từng đoạt được danh hiệu NSNA xuất sắc Việt Nam (E.VAPA) và nhiều giải thưởng nhiếp ảnh trong và ngoài nước. Anh được ghi nhận là tay máy giàu nhiệt huyết với 8 cuộc triển lãm ảnh, sách cá nhân trong suốt 10 năm qua.
NSNA Nguyễn Á giao lưu với quan khách tại triển lãm sách, ảnh
Nhiều năm qua, Nguyễn Á còn gây kinh ngạc cho mọi người khi thực hiện những bộ sách ảnh đồ sộ công phu với nhiểu chủ đề khác nhau gắn liền với đời sống xã hội. Đặc biệt nhân kỷ niệm một năm “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt” được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và chào đón năm mới 2018, từ ngày 6 đến ngày 8-1-2018, tại nhà thông tin triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội, Nguyễn Á lại một lần nữa gây bất ngờ cho người xem với triển lãm sách ảnh chủ đề “Hầu đồng Việt Nam”.
Khách tham quan triển lãm
Cuốn sách khổ 27x29, dày 423 trang với hàng trăm bức ảnh được chọn ra từ nhiều nghìn bức ảnh chụp lại những khoảnh khắc thăng hoa. Lượng ảnh nhiều là vậy, song không hề làm người xem rối trí bởi tác giả đã sắp xếp theo chủ đề, tạo ra những mẩu chuyện về nhân vật, sự kiện mà anh chứng kiến tại những nơi mà anh từng đi qua như Phủ Dầy, Đền Mẫu Đông Cuông, Đền Bắc Lệ, Phủ Tây Hồ, Điện Hòn Chén...
Triển lãm ảnh, sách lần này nhằm giới thiệu những giá trị độc đáo của tín ngưỡng truyền thống mà cha ông từ xưa đã để lại cho hậu thế. Cuốn sách, ảnh “Hầu đồng Việt Nam” không chỉ là hình ảnh tư liệu giúp mọi người hiểu về tín ngưỡng thờ Mẫu mà nó còn mang tính khoa học, là “cẩm nang” giúp cộng đồng chủ thể làm căn cứ trong các bước thực hành nghi lễ sau này.
|
 |
|
|
Ngỡ ngàng với ảnh hầu đồng của Nguyễn Á (13-01-2018) |
|
Ngỡ ngàng với ảnh hầu đồng của Nguyễn Á
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Nhỡ đang hầu giá ẢNH: NGUYỄN Á
Lao động nghệ thuật ròng rã trong vòng 2 năm, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Á vừa hoàn thành bộ ảnh đẹp về Nghi lễ tín ngưỡng thờ Mẫu (Hầu đồng) với những khoảng khắc thăng hoa xuất thần….
Đối với người yêu nhiếp ảnh VN, Nguyễn Á không phải là tên tuổi xa lạ với 25 năm cầm máy. Anh nổi tiếng với nhiều bộ sưu tập ảnh: Hoàng Sa - Trường Sa, biển đảo VN, Đờn ca tài tử - Lời tự tình của dân tộc quê hương và 11 di sản văn hóa phi vật thể VN được UNESCO vinh danh, Nick Vujicic & những ngày ở VN…
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Á ẢNH: NSCC
|
Từng triển lãm cá nhân rất nhiều lần và đoạt nhiều giải thưởng trong và ngoài nước nhưng ra Hà Nội lần này để chuẩn bị cho cuộc triển lãm ảnh và ra mắt sách Hầu đồng Việt Nam, anh lại cảm thấy vô cùng bồi hồi và xúc động. Nhiếp ảnh gia Nguyễn Á tâm sự: “Trước đây, các cụm từ như: hầu đồng, hầu bóng, lên đồng…đối với tôi thật quá mông lung. Chỉ đến khi nhiếp ảnh đưa tôi đến với những giá hầu đồng đầy sắc màu và khi âm thanh hát văn cất lên quyến rũ như mê hoặc lòng người thì tôi chợt phát hiện ra giá trị nhân văn của các giá đồng, đó chính là giá trị của những nghi lễ, hồn cốt dân tộc thông qua các nhân vật lịch sử để gởi gắm và mong muốn mọi điều tốt đẹp…”.
Bằng tấm lòng yêu kính và trân quí với hầu đồng, Nguyễn Á tạm gác mọi công việc “hái ra tiền” để dành tất cả thời gian cho Đạo Mẫu. Anh rong ruổi khắp mọi miền đất nước để thu vào ống kính những sinh hoạt hầu đồng và thần thái lẫm liệt uy nghi cùng các điệu nhảy múa rộn ràng, bay bổng…về một loại hình tín ngưỡng trong văn hóa tâm linh độc đáo của người Việt.
Ông Phạm Sanh Châu, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Đặc phái viên của Thủ tướng vể các vấn đề UNESCO nhận xét: “Bộ ảnh Hầu đồng Việt Nam là những tác phẩm nghệ thuật nhiếp ảnh đỉnh cao, tập hợp các bức tranh đắt nhất và có hồn nhất của nhiếp ảnh gia Nguyễn Á. Nhờ tác phẩm của anh, ta thấy được sự đa dạng phong phú, giàu bản sắc và đặc biệt là những giá trị nổi bật của một di sản được UNESCO vinh danh. Các bức ảnh của anh không chỉ hun đúc thêm lòng tự hào dân tộc mà còn giúp quảng bá rộng rãi di sản này đến với bạn bè trong và ngoài nước, giúp họ hiểu rõ hơn và đầy đủ hơn về vẻ đẹp và tính chất linh thiêng của tín ngưỡng thờ mẫu”.
Được sự đồng ý của nhiếp ảnh gia Nguyễn Á, Thanh Niên xin giới thiệu một số bức ảnh trong cuốn sách ảnh đặc biệt Hầu đồng Việt Nam do NXB Thông Tấn vừa ấn hành, được chọn lọc trong hàng trăm bức ảnh chuẩn bị ra mắt công chúng thủ đô tại triển lãm Hầu đồng Việt Nam ở Nhà thông tin - triển lãm (45 Tràng Tiền, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội), diễn ra từ ngày 6 đến 8.1.2018.
Khách thập phương chiêm bái cầu phúc tại Phủ Dày (Nam Định) ẢNH: NGUYỄN Á
|
Lễ kéo chữ tại Phủ Tiên Hương (Nam Định) ẢNH: NGUYỄN Á
|
Đoàn rước trong lễ Tháp Bà
|
Tráng bóng Thánh mẫu về ẢNH: NGUYỄN Á
|
Nghệ nhân dân gian Hoàng Trọng Kha (Hà Nội) 95 tuổi đang biểu diễn ẢNH: NGUYỄN Á
|
Nghệ nhân dân gian Bùi Văn Kiên ẢNH: NGUYỄN Á
|
Thanh đồng Huỳnh Minh Chiến hầu giá chầu đệ nhị (Yên Bái) ẢNH: NGUYỄN Á
|
Cung nghinh thánh giá ẢNH: NGUYỄN Á
|
Thanh đồng Trịnh Thị Kim Ngà (Đà Nẵng) ẢNH: NGUYỄN Á
|
Một chuyên gia nghiên cứu về di sản say mê chụp ảnh về Hầu đồng Việt Nam ẢNH: NGUYỄN Á
|
Nghệ nhân dân gian Nguyễn Thị Chung đang hầu Gía đức Đệ tam Trần triều (Hải Dương) ẢNH: NGUYỄN Á
|
Lê Công Sơn
|
 |
|
|
Nguyễn Á triển lãm Hầu đồng Việt Nam tại Hà Nội (13-01-2018) |
|
Nguyễn Á triển lãm Hầu đồng Việt Nam tại Hà Nội
Đồng thầy Trần Thị Duyên (87 tuổi, Nam Định) ẢNH: NGUYỄN Á
Từ ngày 6 - 8.1, tại Nhà thông tin - triển lãm (45 Tràng Tiền, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhiếp ảnh gia Nguyễn Á sẽ tổ chức triển lãm ảnh và ra mắt bộ sách ảnh lạ, độc đáo về hầu đồng VN.
Sau những triển lãm cá nhân về nhiều đề tài ý nghĩa: Hoàng Sa - Trường Sa, biển đảo VN, Đờn ca tài tử - Lời tự tình của dân tộc quê hương và 11 di sản văn hóa phi vật thể VN được UNESCO vinh danh… từ ngày 6 - 8.1, tại Nhà thông tin - triển lãm (45 Tràng Tiền, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhiếp ảnh gia Nguyễn Á sẽ tổ chức triển lãm ảnh và ra mắt bộ sách ảnh lạ, độc đáo về hầu đồng VN lần đầu tiên sau 2 năm rong ruổi khắp mọi miền đất nước để bấm máy.
Ông Vũ Quốc Khánh, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN, nhận xét: “Đây là bộ sưu tập ảnh lớn mà nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Á thực hiện, được áp dụng phương thức báo chí nghệ thuật, một thế mạnh của Nguyễn Á. Chính từ thể loại phóng sự ảnh, nhiều câu chuyện về tín ngưỡng hầu đồng đã được kể lại bằng hình ảnh sinh động mà từng chi tiết giúp độc giả, người xem có cảm nhận một cách khá trọn vẹn các hoạt động cấu thành lễ hội tâm linh của người Việt. Qua đó người đọc hiểu kỹ hơn, đúng hơn một hoạt động tín ngưỡng, tâm linh dân gian đã có từ bao đời nay...”.
Nguyễn Á cho biết: “Tôi rất tâm huyết với triển lãm ảnh và ra mắt sách về hầu đồng lần này, với nhiều hoạt động phong phú: sau khai mạc triển lãm ảnh Hầu đồng VN và ra mắt bộ sách ảnh quý sẽ có chương trình biểu diễn hầu đồng đầy màu sắc. Đặc biệt, chương trình trình diễn các trang phục hầu đồng do các nghệ nhân dân gian và các thanh đồng phía bắc thực hiện, tạo điểm nhấn hấp dẫn cho người xem khi đến thưởng lãm nghi lễ tín ngưỡng thờ mẫu, đề tài tưởng chừng như vô tận về nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc VN ngay giữa lòng thủ đô”.
Lê Công Sơn
|
 |
|
|
Ra mắt sách "Hầu đồng Việt Nam" của Nguyễn Á (13-01-2018) |
|
Ra mắt sách "Hầu đồng Việt Nam" của Nguyễn Á
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Á lặn lội theo bước chân các nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân dân gian về rất nhiều vùng quê, tham dự những nghi lễ hầu đồng được tái hiện sống động
Ngày 6-1, nhiếp ảnh gia Nguyễn Á vừa ra mắt độc giả cuốn sách ảnh "Hầu đồng Việt Nam" tại Nhà Thông tin và Triển lãm 45 Hàng Bài, TP Hà Nội.
Cuốn sách ảnh song ngữ 424 trang do NXB Thông Tấn ấn hành, là những hình ảnh ghi lại từ các lần quan sát và trải nghiệm thực hành tín ngưỡng hầu đồng Việt Nam. Phủ Tiên Hương (xã Tiên Hương, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) lộng lẫy trong đêm rước đuốc, phủ Vân Cát (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định), Nguyệt Du cung… là những địa danh nổi tiếng trong quần thể di tích Phủ Giầy mà cứ mỗi độ Xuân về nườm nượp người trẩy hội. Đền Sòng Sơn (phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa), đền Phố Cát (huyện Thạch Thành, Thanh Hóa), đền Kiếp Bạc - Côn Sơn (Hải Dương), phủ Phúc Sinh Trường (Thái Bình… cũng là những nơi ghi dấu ấn thờ Mẫu Liễu Hạnh - một trong tứ bất tử của tín ngưỡng Việt từ thời xa xưa.
Ảnh bìa cuốn sách "Hầu đồng" của nhiếp ảnh gia Nguyễn Á
Nhắc đến tín ngưỡng thờ Mẫu, hầu như ai cũng từng biết tới phủ Tây Hồ (phường Quảng An, quận Tây Hồ, TP Hà Nội). Không chỉ được coi là một trong những chốn linh thiêng, phủ Tây Hồ nằm sát bên bờ hồ Tây sóng nước mênh mang, gợi hứng thi ca nhạc họa cho không biết bao nhiêu văn nhân thi sĩ, nên ngày rằm mùng một người dân tứ xứ nườm nượp chen chân viếng cảnh nơi đây. Phủ Tây Hồ cũng là nơi thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu điển hình với các nghi lễ cung thỉnh, lễ rước được tái hiện mang đậm dấu ấn văn hóa Việt.
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Á lặn lội theo bước chân Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Nhỡ, Nghệ nhân Dân gian Phạm Thiện Kiểm, Nguyễn Thị Chung, Nguyễn Thị Kim Thanh, Nguyễn Tiến Nghĩa, Đặng Thị Mát, Phạm Thị Đoan Trang… về rất nhiều vùng quê, tham dự những nghi lễ hầu đồng được tái hiện sống động. Mấy trăm trang chứa cả ngàn bức ảnh cho thấy hầu đồng được công chúng yêu thích không chỉ bởi yếu tố tâm linh mà còn vì nét đẹp văn hóa dân gian này đã hòa quyện được cả lễ - nhạc - y - quan.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam từng phát biểu trong lễ đón nhận bằng ghi danh "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt" là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại hồi tháng 4-2017: "Thêm một di sản văn hóa vô giá mà cha ông ta đã sáng tạo, bồi đắp, gìn giữ, trao truyền lại cho cháu con bằng trí lực, mồ hôi và cả máu xương được vinh danh, được cam kết sẽ tiếp tục tỏa sáng trong dòng chảy của nhân loại… Thật khó có thể tìm thấy một sự phối kết nhuần nhuyễn giữa những yếu tố văn hóa nghệ thuật như trang phục, âm nhạc, diễn xướng… với những triết lý, quy tắc tín ngưỡng, tôn giáo… và những điều bình dị trong cuộc sống thường nhật để thể hiện một cách sống động quan niệm rất nhân văn về thiên nhiên, lịch sử, văn hóa, bản sắc tộc người như trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ…".
HÒA BÌNH
|
 |
|
|
Khai mạc Triển lãm ảnh “11 di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam được UNESCO vinh danh" (28-01-2017) |
|
Khai mạc Triển lãm ảnh “11 di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam được UNESCO vinh danh"
 Triển lãm diễn ra tại đường sách Nguyễn Văn Bình, quận 1, TP Hồ Chí Minh.
Chiều 13-1, tại đường sách Nguyễn Văn Bình, TP Hồ Chí Minh, Ban Quản lý đường sách tổ chức khai mạc Triển lãm ảnh “11 di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam được Unesco vinh danh" của nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Nguyễn Á.
Hơn 100 bức ảnh tại triển lãm đã giới thiệu đến công chúng 11 di sản văn hóa phi thể Việt Nam được Unesco vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại như: thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu tam phủ của người Việt, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, hội Gióng tại đền thờ Phù Đổng và đền Sóc, trò chơi kéo co, hát dân ca ví, dặm, đờn ca tài tử Nam Bộ, hát xoan, hát ca trù, hát dân ca quan họ Bắc Ninh, nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Qua triển lãm này, một lần nữa công chúng được cảm nhận tình yêu của NSNA Nguyễn Á dành cho di sản văn hóa dân tộc. Ông đã bỏ ra nhiều tâm sức để tìm đến từng vùng, miền trên cả nước để ghi lại đời sống văn hóa vô cùng phong phú của người Việt qua những bức ảnh sinh động, giàu ý nghĩa.
Thông qua triển lãm, NSNA Nguyễn Á đã góp phần giới thiệu những di sản văn hoá độc đáo của Việt Nam đến với công chúng trong và ngoài nước. Được biết, đây là triển lãm ảnh cá nhân thứ bảy của NSNA Nguyễn Á.
LINH BẢO |
 |
|
|
Nhà nhiếp ảnh Nguyễn Á: Khước từ sự an nhàn để lặn lội với nghề (28-01-2017) |
|
Nhà nhiếp ảnh Nguyễn Á: Khước từ sự an nhàn để lặn lội với nghề
ANTD.VN - Chỉ 1 tháng sau tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, nhiếp ảnh gia Nguyễn Á đã ra mắt cuốn sách “khủng” có trọng lượng lên tới 3,6kg về 11 di sản văn hóa thế giới của Việt Nam.
Đã đạt tới tước hiệu E.VAPA (Nghệ sỹ nhiếp ảnh xuất sắc Việt Nam), Nguyễn Á có thể an nhàn với thương hiệu tạo dựng. Tuy nhiên, anh lại tự làm khó mình khi cất công, chịu khổ để có được những bức ảnh mang tính thời sự và lan tỏa tinh thần nhân văn.
Truyền tình yêu văn hóa dân tộc
Cũng giống như các nghệ sỹ nhiếp ảnh của Việt Nam, Nguyễn Á ngoài nghề “tay phải” còn mở studio chụp ảnh lịch, ảnh cưới… để trang trải cho cuộc sống. Nhưng những chuyến tác nghiệp trong Nam ngoài Bắc khiến tay máy này không thể toàn tâm, toàn ý cho công việc kinh doanh. Nguyễn Á cũng thú thực, vật chất ai cũng muốn nhưng nhiều khi, niềm yêu thích đã buộc anh phải khước từ nhiều hợp đồng, doanh thu để đuổi theo một sự kiện, một ý tưởng chợt lóe lên trong đầu.
Sau những bộ ảnh như: Họ đã sống như thế, Tâm và tài-Họ là ai, Trường Sa Hoàng Sa… vừa qua, Nguyễn Á đã ra mắt cuốn sách ảnh về 11 di sản văn hóa phi vật thể thế giới của Việt Nam ở những ngày cuối cùng năm 2016. Đồng thời, một triển lãm ảnh về đề tài này cũng diễn ra tại Thủ đô.
Sự kỹ lưỡng và tận tâm luôn được đánh giá cao từ NSNA Nguyễn Á.
Nguyễn Á là người Sài Gòn nhưng đã kịp bắt lấy một sự kiện thời sự về văn hóa của miền Bắc. Anh nhanh nhẹn và tinh tường khi đã dự đoán chính xác tín ngưỡng thờ Mẫu sẽ được UNESCO vinh danh và bắt tay vào thực hiện bộ ảnh di sản từ cách đây 10 năm.
Một số nghệ nhân cao niên đã không thể chờ đến ngày cuốn sách được ra mắt. Nhưng niềm an ủi đối với nhà nhiếp ảnh này là cuốn sách đã góp phần khơi dậy tình yêu văn hóa dân tộc trong mỗi người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ.
Điều đó được khẳng định, ở những ngày cuối cùng của triển lãm diễn ra tại số 50 Đào Duy Từ, rất nhiều người trẻ đã xuất hiện bên cạnh các bậc trung niên tới tham quan. Các em học sinh, sinh viên cặm cụi ghi chép các số liệu rồi chụp ảnh để làm tư liệu. Việc người trẻ tìm về văn hóa dân tộc từ các bức ảnh mang nhiều công sức chính là niềm hạnh phúc đối với người cầm máy.
Tận tâm với nghề
Nguyễn Á khá cô độc trong nhiếp ảnh. Anh không có thói quen sáng tác tập thể. Chỉ với chiếc máy ảnh, anh một mình lặn lội tới nơi biên giới, hải đảo và vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Đặc biệt, trước mỗi vùng đất mới, mỗi bức ảnh thu về còn là những trăn trở của người cầm máy là nước mắt và công sức của một người tận tâm với nghề nghiệp.
Ngay với những bức ảnh chụp di sản Việt Nam, Nguyễn Á cũng không dễ dàng để có được. Bởi dù công sức không thể đo đếm với các bộ ảnh Trường Sa, Hoàng Sa nhưng cái tốn kém của Nguyễn Á trong trường hợp này lại là… cái tình. Anh đã đến với các nghệ nhân bằng tấm chân tình và điều Nguyễn Á nhận lại cũng là một tấm lòng. Có lẽ vậy, ảnh của Nguyễn Á không có sự gượng ép, hành động của nhân vật trong ảnh diễn ra như cuộc sống vốn vẫn vậy.
Trong nghề nghiệp, Nguyễn Á được ghi nhận là tay máy giàu nhiệt huyết với nghề. Đều đặn hàng năm, anh vẫn thường ra mắt một cuốn sách ảnh vào dịp cuối năm. Nguyễn Á liên tục đi về giữa Sài Gòn và Hà Nội để thực hiện nhiều dự án nghệ thuật mang yếu tố xã hội. Gần đây nhất, Nguyễn Á tiết lộ, anh đang thực hiện bộ ảnh về sự hy sinh thầm lặng của người phụ nữ Việt Nam hay một bộ ảnh được chụp ở độ sâu dưới lòng đất để khắc họa sự vất vả của những người công nhân than.
Nguyễn Á là thế, dự án này chưa hoàn tất, anh đã nghĩ ngay đến một đề tài khác để những chuyến đi cứ nối dài mãi. Dường như, với tay máy này, khoảng lặng giữa các hoạt động nghệ thuật là chưa bao giờ có. Anh di chuyển thường xuyên và những bức ảnh cứ chất đầy trong kho lưu trữ tư liệu. Nhà nhiếp ảnh này cho biết thêm, anh luôn có sẵn tư liệu cho bất cứ đề tài nào nhưng trước khi ra mắt một cuốn sách ảnh hay một triển lãm, anh sẽ cần thời gian để không bao giờ phải hối tiếc trước một sản phẩm chưa đạt chất lượng.
|
 |
|
|
Nguyễn Á và “cuộc chơi” đẳng cấp (28-01-2017) |
|
Nguyễn Á và “cuộc chơi” đẳng cấp
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Á vừa ra mắt cuốn sách ảnh mới “11 di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam được UNESCO vinh danh” (ảnh), một công trình nghệ thuật thể hiện cái tâm và cả cái tầm của người cầm máy.
“Đề tài di sản luôn tạo cho tôi niềm cảm hứng mãnh liệt khi cầm máy” - Nguyễn Á nói. Thế nhưng, không phải ai cũng dễ dàng chiến thắng bản thân, vượt qua nỗi mệt mỏi của những chặng bay triền miên, trải mình theo những cung đường dài ngày về vùng sâu, vùng xa, lặn lội theo chân các “di sản sống”, các nghệ nhân dân gian… để nghe, để xem, để cảm và có được những khoảnh khắc bấm máy xuất thần.
Nguyễn Á đơn độc chạy xe máy lặn lội đi hết miền Nam để “bắt” được cái thần của đờn ca tài tử; ra tận miền Trung theo tiếng gọi quyến rũ của nhã nhạc cung đình Huế; chấp nhận hiểm nguy đường trường đèo núi tìm ra những góc máy lạ nhất, đẹp nhất cho sử thi huyền thoại Tây Nguyên; chập chờn mộng mị với những cung chầu văn ảo diệu; về tận rừng núi miền Trung để nghe mộc mạc điệu ví, câu giặm; thả hồn cùng liền anh, liền chị quan họ Kinh Bắc đậm đà bản sắc, lên miền trung du để chụp điệu hát xoan nơi đất Tổ…
Không chỉ là tiền bạc, công sức bỏ ra theo đuổi “cuộc chơi” đẳng cấp, để có thể lưu lại những khoảnh khắc thăng hoa của di sản văn hóa phi vật thể, người cầm máy phải say, phải mê, phải đeo đuổi miệt mài học hỏi, tìm tòi, tích lũy kiến thức. “Gần đây nhất, khi người Mẹ qua hình ảnh Thánh Mẫu của di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, mà hầu đồng là một trong những nghi thức của hoạt động tín ngưỡng dân gian, được UNESCO vinh danh đầy thuyết phục càng khiến niềm tự hào trong tôi dâng lên gấp bội. Càng đi, càng chụp, càng được khám phá đã mở ra cho tôi một kho tàng kiến thức khổng lồ về các loại hình văn hóa độc đáo của đất nước mình” - Nguyễn Á tự sự.
GS sử học Phan Huy Lê khẳng định: “Hàng chục vạn năm kể từ khi con người xuất hiện, hàng ngàn năm kể từ khi nhà nước đầu tiên hình thành, lịch sử để lại cho chúng ta ngày nay một di sản văn hóa thật đồ sộ và phong phú. Dẫu rằng đất nước không rộng lắm, dân số không đông lắm, lại bị thiên nhiên và chiến tranh tàn phá nặng nề, các di tích vật thể còn được bảo tồn không nhiều và không hoành tráng lắm. Nhưng vẫn còn đó một tòa thành Cổ Loa vào loại sớm nhất Đông Nam Á, một Hoa Lư trọng yếu, một Hoàng thành Thăng Long cổ kính, một thành Nhà Hồ kiên cố, một thánh địa Mỹ Sơn bí ẩn, một cố đô Huế trầm mặc… Và di tích phi vật thể gắn liền với cuộc sống và sự lưu luyến của con người, của các dân tộc. Kể từ năm 2003 đến năm 2016, có 11 di sản đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại”.
GS Phan Huy Lê nhận xét thêm về tác phẩm mới của Nguyễn Á: “Mỗi di sản 30 trang được chọn lọc qua hàng ngàn ảnh do tác giả tìm đến từng di sản để chụp, cùng những lời giới thiệu, chú giải ngắn gọn, liên kết lại thành một tập sách ảnh nghệ thuật phản chiếu tính đa dạng, phong phú, những giá trị tiêu biểu của 11 di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại của Việt Nam. Đây là ý tưởng có tầm nhìn văn hóa của nhiếp ảnh gia Nguyễn Á và cũng là một công trình văn hóa nghệ thuật có giá trị góp phần quảng bá và lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam”.
GS Phong Lê (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) thì cho rằng: “Xưa và mới, tôi muốn có một phụ đề như thế cho bộ sách ảnh này của Nguyễn Á. Xưa, rất xưa nhưng không cũ. Bởi một sự sống bền vững nhiều ngàn năm trong tâm thức, trong lễ nghi, trong quan hệ, trong sinh hoạt của các cộng đồng cư dân Việt. Xưa và mới, rất mới. Bởi nó đến được với nhân loại hôm nay, và được nhân loại tôn vinh - một nhân loại trong bối cảnh của toàn cầu hóa và kỷ nguyên thông tin, khiến cho không ai có thể tồn tại trong cô lập và như vậy phải có cái gì là riêng, là bản sắc để không những không tự đánh mất mình mà còn làm giàu cho cái chung. Đó là thông điệp quan trọng tôi nhận được từ bộ sách ảnh thứ sáu - rất công phu, rất nhiều tâm huyết này của Nguyễn Á”.
Hòa Bình
|
 |
|
|
11 di sản được Unesco vinh danh qua sách ảnh Nguyễn Á (28-01-2017) |
|
11 di sản được Unesco vinh danh qua sách ảnh Nguyễn Á
TTO - Những ngày cuối năm 2016, nhiếp ảnh gia Nguyễn Á đang tất bật chuẩn bị ra mắt cuốn sách ảnh thứ sáu của anh mang tên 11 di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam được UNESCO vinh danh.
 |
Bìa sách 11 di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam được UNESCO vinh danh - Ảnh: H.V |
11 di sản gồm: tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ; nghi lễ và trò chơi kéo co; dân ca ví, giặm; đờn ca tài tử Nam bộ; tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; hát xoan ở Phú Thọ; hội Gióng tại đền Phù Đổng và đền Sóc; hát ca trù; dân ca quan họ Bắc Ninh; không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên và nhã nhạc cung đình Huế.
Bộ ảnh mới này được giới thiệu đến công chúng từ ngày 30-12-2016 tới 3-1-2017. Sẽ có các nghệ nhân xuất hiện trong buổi ra mắt sách ảnh vào 19g ngày 30-12 tại Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ, Hà Nội.
Để thực hiện bộ ảnh, Nguyễn Á đã di chuyển suốt năm 2016 từ Nam ra Bắc và đồng hành cùng các nghệ nhân di sản văn hóa. Gần như tuần nào trong suốt năm 2016, Nguyễn Á cũng rong ruổi hết Tây nguyên đến các tỉnh phía Bắc khi có các lễ hội liên quan đến các di sản văn hóa anh đang thực hiện.
“Tôi đã trải qua những ngày độc hành chụp hình, rong ruổi với các nghệ nhân của cả 11 di sản trên khắp đất nước. Động lực để tôi thực hiện bộ ảnh chính là trong hành trình đơn độc ấy, tôi cảm nhận được hồn dân tộc đang thăng hoa và cộng hưởng trong tôi qua 11 di sản văn hóa dân tộc”.
Trong bảy năm liên tiếp, cùng với cuốn sách mới này, Nguyễn Á đã có năm cuốn sách ảnh về các chủ đề độc đáo: Hoàng Sa - Trường Sa, biển đảo Việt Nam; Họ đã sống như thế; Tâm và tài - họ là ai?; Nick Vujicic và những ngày ở Việt Nam; Đờn ca tài tử - Lời tự tình của dân tộc, quê hương.
Ai quen biết tay máy này đều không khỏi nể phục sức sáng tác, lao động bền bỉ của anh vì anh hoàn toàn độc lập thực hiện các bộ ảnh, không phụ thuộc vào tài trợ.
|
 |
|
|
Độc đáo sách ảnh 11 di sản văn hóa phi vật thể (28-01-2017) |
|
Độc đáo sách ảnh 11 di sản văn hóa phi vật thể
Vào lúc 17h ngày 13/1 tại Đường sách TP.HCM sẽ diễn ra triển lãm, biểu diễn hầu đồng và ra mắt sách 11 di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam được UNESCO vinh danh của Nguyễn Á.
Sách dày gần 410 trang khổ lớn, in cả ngàn bức ảnh, thật công phu, chứng tỏ quá trình tích cóp hình ảnh có tầm nhìn xa và rất kiên trì. Thế nhưng, nếu nhìn rộng ra phần tư liệu mà Nguyễn Á đã chụp thì còn đồ sộ và công phu hơn nữa, chắc phải vài chục ngàn bức hình. “Đây là ý tưởng có tầm nhìn văn hóa của nhiếp ảnh gia Nguyễn Á và cũng là một công trình văn hóa nghệ thuật có giá trị góp phần quảng bá và lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam” - GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam - nhận xét.
Nguyễn Á kể, riêng khía cạnh di sản phi vật thể, anh chụp rất nhiều, không chỉ thu hẹp trong 11 loại hình, vì muốn góp sức lưu giữ hồn cốt văn hóa dân tộc. Như sách này, về căn bản anh đã xong từ lâu, nhưng phải chờ kết quả từ UNESCO vềtín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ - trong đó có hát hầu đồng. Vì vậy, khi có kết quả ngày 1/12/2016, Nguyễn Á cần khoảng 2 tuần là sách đi nhà in, rất nhanh.
“Tôi có niềm tin rằng tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ sẽ được vinh danh, nên cứ chờ. Nếu thiếu niềm tin ấy thì tôi đã in sách 10 di sản phi vật thể từ mấy tháng trước, mà như vậy, sách bây giờ thành ra thiếu cập nhật, thiếu tính báo chí” - Nguyễn Á cho biết.
Các di sản trong sách gồm nhã nhạc cung đình Huế; không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên; dân ca quan họ Bắc Ninh; đờn ca tài tử Nam bộ; kéo co; dân ca ví giặm; tín ngưỡng thờ Hùng Vương; hát xoan ở Phú Thọ; hội Gióng tại đền Phù Đổng và đền Sóc; hát ca trù.
 Bìa sách “11 di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam được UNESCO vinh danh” của Nguyễn Á
“Khi nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa thế giới phi vật thể đầu tiên tại Việt Nam (công nhận tháng 11/2003), tôi đã có giấc mơ về một cuốn sách như ngày hôm nay. Ý tưởng của tôi rất chân phương thôi, mình thử dùng những bức ảnh (vật thể) để ghi lại những di sản phi vật thể xem sao. Càng đi càng chụp nhiều, tất nhiên tôi có được nhiều bức ảnh, nhưng cái được lớn hơn là những câu chuyện di sản, những bài học của cha ông mình còn truyền lại. Cuộc sống bây giờ đang chuyển đổi rất nhanh, chắc chắn có nhiều giá trị cũ sẽ mất đi, tôi hạnh phúc vì mình có dịp chiêm ngưỡng những di sản một cách sống động”.
Nhận xét về sách này, nhiếp ảnh gia - nhà báo Đồng Đức Thành cho biết: “…Mỗi bức ảnh là một câu chuyện. Một tập sách ảnh là một câu chuyện dài tập hợp các câu chuyện ngắn, được hình thành, kể lại bằng nghệ thuật ánh sáng, có mở có kết, có dẫn dắt, có hậu. Với một tài năng kể chuyện duyên dáng, có sức thu hút, dẫn dắt người xem vào mạch đời, hòa mạch tình của tác giả với đời”.
7 năm 6 cuốn sách đồ sộ
Trong 7 năm mà ra 6 cuốn sách ảnh đồ sộ thì quả thật hiếm có nhiếp ảnh gia Việt Nam nào làm nổi. Nguyễn Á là tay máy đa diện, chụp được nhiều lĩnh vực, từ ảnh cưới, ảnh giải trí cho đến ảnh nghệ thuật, báo chí. Các sách ảnh của anh gồm: Thanh niên tình nguyện mùa Hè xanh (2008); Họ đã sống như thế (2009); Tâm và tài, họ là ai? (2012); Nick Vujicic & Những ngày ở Việt Nam (2013); Hoàng Sa, Trường Sa - Biển đảo Việt Nam (2014); Đờn ca tài tử - Lời tự tình của dân tộc, quê hương (2015).
|
Văn Bảy
|
 |
|
|
TPHCM: Triển lãm và ra mắt sách ảnh di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam (28-01-2017) |
|
TPHCM: Triển lãm và ra mắt sách ảnh di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam
Tối 13/1, lễ khai mạc triển lãm và ra mắt sách ảnh của nhiếp ảnh gia Nguyễn Á với chủ đề “11 di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam được UNESCO vinh danh” đã diễn ra tại đường sách Nguyễn Văn Bình (Quận 1, TPHCM).
Tham dự buổi khai mạc, đông đảo khán giả được thưởng thức những làn điệu dân ca quan họ ngọt ngào của các liền anh, liền chị; nghe hát Xoan Phú Thọ, hát hầu đồng…

Khán giả thưởng thức những làn điệu dân ca quan họ tại lễ khai mạc
11 di sản gồm: tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ; nghi lễ và trò chơi kéo co; dân ca ví, giặm; đờn ca tài tử Nam Bộ; tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; hát xoan ở Phú Thọ; hội Gióng tại đền Phù Đổng và đền Sóc; hát ca trù; dân ca quan họ Bắc Ninh; không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và nhã nhạc cung đình Huế.
Mỗi di sản được dành khoảng 30 trang, chọn lọc qua hàng nghìn tấm ảnh mà nhiếp ảnh gia đã đến tận vùng đất - nơi khai sinh ra những di sản văn hóa phi vật thể ấy để ghi lại.

Không gian triển lãm ảnh tại đường sách Nguyễn Văn Bình
Phát biểu tại lễ khai mạc, nhiếp ảnh gia Nguyễn Á chia sẻ: “Những chặng bay triền miên, những chuyến đi dài ngày, những mệt mỏi vất vả dường như tan biến khi tôi được tìm hiểu những di sản của cha ông để lại, được tiếp xúc với những nghệ sĩ, nghệ nhân, những vị giáo sư, những nhà khoa học, trí thức, nông dân…
Họ đến từ nhiều tầng lớp, nhiều lứa tuổi khác nhau, nhưng tựu trung trong những con người vĩ đại đó là khát khao được cống hiến, xây dựng, phát triển và gìn giữ, bảo tồn những Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Điều này khiến tôi luôn háo hức muốn được tìm hiểu sâu hơn và càng trân trọng họ biết bao…”.
TS. Nguyễn Khắc Thuần, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kỹ lục Việt Nam, cho rằng bộ sách ảnh là những tác phẩm bằng sử học quý giá.
Triển lãm diễn ra từ 13-15/1 tại đường sách Nguyễn Văn Bình.
|
 |
|
|
Nguyễn Á giới thiệu sách di sản văn hoá phi vật thể (28-01-2017) |
|
Chiều 13-1 tại Đường sách TP.HCM, nhiếp ảnh gia Nguyễn Á đã có buổi giới thiệu, triển lãm và ra mắt tập sách ảnh thứ bảy trong sự nghiệp của mình với những khách mời đặc biệt.

Các liền anh liền chị biểu diễn tại Đường sách tại buổi ra mắt sách ảnh – Ảnh: Minh Trang
Trong buổi giới thiệu sách diễn ra chiều 13-1, cả trăm khán giả đã ngồi kín khu vực sân khấu chính của Đường sách TP.HCM để được thưởng thức những làn điệu dân ca quan họ ngọt ngào của các liền anh, liền chị; nghe hát Xoan Phú Thọ, hát hầu đồng…
Những trang sách ảnh vì thế càng gần gũi và sinh động hơn nhiều lần.
Nhiều năm qua, Nguyễn Á gây kinh ngạc cho nhiều bạn bè đồng nghiệp khi thực hiện những bộ sách ảnh công phu, đầu tư nhiều tâm huyết và thời gian về nhiều chủ đề gắn liền với đời sống xã hội như Hoàng Sa – Trường Sa biển đảo Việt Nam (2014), Nick Vujivic & những ngày ở Việt Nam (2013), Tâm và Tài – Họ là ai? (2012), Thanh niên tình nguyện mùa hè xanh(2008)…

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Á trong buổi giới thiệu cuốn sách ảnh thứ 7 của mình tại đường sách chiều 13-1 – Ảnh: M.T
Ngay trước khi sách ảnh về 11 Di sản văn hoá phi vật thể Việt Nam được UNESCO vinh danhra mắt lần này, năm 2015 Nguyễn Á đã dành nhiều thời gian sưu tầm, chụp và ghi chép lại những câu chuyện về các nghệ nhân đờn ca tài tử trong sách ảnh Đờn ca tài tử – Lời tự tình của dân tộc quê hương.
11 di sản gồm: tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ; nghi lễ và trò chơi kéo co; dân ca ví, giặm; đờn ca tài tử Nam bộ; tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; hát xoan ở Phú Thọ; hội Gióng tại đền Phù Đổng và đền Sóc; hát ca trù; dân ca quan họ Bắc Ninh; không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên và nhã nhạc cung đình Huế.
Mỗi di sản được dành khoảng 30 trang, chọn lọc qua hàng nghìn tấm ảnh mà nhiếp ảnh gia đã đến tận vùng đất – nơi khai sinh ra những di sản văn hoá phi vật thể ấy để ghi lại.

Vợ chồng nghệ nhân ưu tú ví dặm Nguyễn Trọng Đổng trong tập sách ảnh của Nguyễn Á
Cuộc chơi tốn kém với nghệ thuật ấy không gì khác là để bày tỏ sự trân trọng, ngưỡng mộ đối với những tài sản vô giá của quốc gia này.
Có lẽ xuất phát từ tấm lòng như thế mà trong quá trình tìm hiểu, thu thập tài liệu về những di sản này, Nguyễn Á nhận được sự cộng hưởng của rất nhiều giáo sư, nhà nghiên cứu như GS.TS Ngô Đức Thịnh, TS Lê Thị Minh Lý, TS Lương Thanh Sơn, TS Phan Thuận Thảo…
Đặc biệt là sự yêu quý của những nghệ nhân dân gian, những đoàn hát lặn lội đường xa từ Phú Thọ, từ Bạc Liêu để đến góp vui, cũng là dịp giới thiệu với những khán giả của TP.HCM những “đặc sản” tinh hoa, niềm tự hào của họ.
Ngoài buổi giới thiệu lần này, Đường sách TP.HCM sẽ triển lãm một số ảnh trong bộ sách ảnh11 di sản văn hoá phi vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận của Nguyễn Á trong ba ngày từ 13 đến hết 15-1.
Minh Trang
|
 |
|
|
Ra mắt sách ảnh giới thiệu 11 di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam được UNESCO vinh danh (28-01-2017) |
|
Ra mắt sách ảnh giới thiệu 11 di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam được UNESCO vinh danh
Tối 30/12, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ, 50 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm, Hà Nội, đã tổ chức ra mắt cuốn sách ảnh với nhan đề “11 di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam được UNESCO vinh danh” của nhiếp ảnh gia Nguyễn Á. Sách do Nhà xuất bản Thông tấn ấn hành. Tham dự sự kiện có Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên, cùng nhiều nhà nghiên cứu và công chúng yêu văn hóa Thủ đô.
 |
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên cùng các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khai trương trưng bày.
Ảnh: Phan Ngọc Đức - TTXVN
|
Sách giới thiệu 11 di sản được UNESCO công nhận gồm: Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ; nghi lễ và trò chơi kéo co; dân ca ví, giặm; đờn ca tài tử Nam bộ; tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; hát xoan Phú Thọ; hát ca trù; dân ca quan họ Bắc Ninh; không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên; Nhã nhạc cung đình Huế; hội Gióng tại đền Phù Đổng và đền Sóc. Để thực hiện bộ ảnh, năm 2016, nhiếp ảnh gia Nguyễn Á đã đi từ Nam ra Bắc để gặp gỡ, ghi lại những màn trình diễn và đồng hành với các nghệ nhân di sản văn hóa. Cũng tại buổi lễ, nghệ nhân của 11 loại hình văn hóa phi vật thể nói trên đã biểu diễn phục vụ khán giả.
|
 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|